Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

        Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nơi đây còn có đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, chùa Vàng tạo thành một cụm tâm linh Phật - Thánh đầy linh thiêng giữa chồn núi rừng đầy mộng mơ, quanh năm sương trắng. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo còn gọi là Đền Mẫu Thượng Tam Đảo


        Để đến được cụm tâm linh Phật - Thánh linh thiêng này, ngay dưới chân núi Tam Đảo, km 18, chúng ta còn được chiêm bái ngôi đền thờ Nhị Vị Vương Cô Nhà Trần. Trước khi đến thị trấn Tam Đảo mù sương chừng 2 cây số, chúng ta có thể vảo dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.

        Thần tích đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

        Vào những năm khoảng đầu thế kỉ 20, chính quyền Pháp đã quyết định cho xây dựng Tam Đảo trở thành một trong những điểm nghỉ mát dành cho những vị quan chức Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh việc xây lên những căn biệt thự lộng lẫy, Pháp cũng cho làm những con đường để đi lại được dễ dàng hơn. Vào khoảng thời gian ấy, có một nhà thầu phụ là người Việt Nam đã bỏ tiền của ra để xây dựng lên ngôi đền này. Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, thời gian ngôi đền hiện nay đã tố hảo, tráng lệ giữa bạt ngàn rừng xanh.

Đường lên đền Bà Chúa Thượng Ngàn

       Nơi đây, Bà Chúa Thượng Ngàn được coi là con gái đầu của Quốc  Mẫu Âu Cơ. Đây là một dị biệt về thân thế Mẫu Thượng Ngàn.

        Vài nét về Đền Bà Chúa Thượng Ngàn,  Đền Mẫu Âu Cơ và  Chùa Vàng.

        Sau khi du ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tam Đảo, chúng ta sẽ bước thêm 300 bậc lên lưng chừng đỉnh núi Thiên Thị cao chót vót nơi tọa lạc của cụm du lịch tâm linh. Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép uốn lượn với những bậc đá quanh co giữa cánh rừng trúc thẳng cao bạt ngàn, thơ mộng, phủ trùm bóng mát khiến ta như lạc vào một cõi thần tiên.


      Đền Bà Chúa Thượng Ngàn có kiến trúc phương Đông ước lệ, mái lợp ngói miểng Thổ Hà, phía trên ngay cửa chánh điện có đắp phù điêu cặp rồng xanh đang giương nanh múa vuốt (lưỡng long tranh chầu). Các cột trụ vuông bốn mặt giả đăng đỉnh (trụ đèn), dọc cột có những hàng chữ Nho.
        Phía sau đền Bà Chúa Thượng Ngàn là đền Quốc Mẫu Âu Cơ. Trước đây, đền Mẫu Âu Cơ nằm ở Phố Đình, trung tâm thị trấn, bị nhà nước phá, một số người dân đem tượng Bà giấu trong đền Chúa. Năm 1992, một bà thương gia giàu có mua mảnh đất nầy, xây đền, đưa tượng Bà qua thờ. Từ đó, với sự phù hộ linh thiêng của Mẫu Âu Cơ người phụ nữ giàu tâm đức ấy ngày càng thêm phát đạt. Đây là câu chuyện tóm tắt về bà thương gia: Bà vốn ở số nhà 11 Hàng Ngang, năm cải tạo bị nhà nước thu gần hết của cải, nhà cửa. Thế rồi một hôm bà nằm mộng thấy Thánh hiện về sai đi tìm lại đền cũ. Khăn gói bí mật bà ra đi một mình, cứ theo mộng mà đi.  Thế nào loanh quanh mò lên tận đất Tam Đảo. Đến 1992 thì bà mua được khu đất này vốn là nền cũ của đền. Bà đã bỏ tiền đứng ra xây dựng lại ngôi đền".


       Đền Quốc Mẫu có bàn thờ vị Đệ nhất vương cô – Đệ nhị vương cô, là hai hầu cận của Bà khi xưa. Bên phải thờ Ngũ vị Tôn Ông. Bên trái thờ Tứ Phủ Thánh Bà, là những người trông coi núi vàng của đất nước. Hậu cung thờ Quốc Mẫu Vua Bà. 
      Giữa sân đền có một cây cột vuông màu trắng cao vút, một mặt khắc dòng chữ: “Nguyện xin hòa bình đến với toàn thể nhân loại trên thế giới”. Ba mặt kia khắc các dòng chữ Nhật, Anh và Pháp cùng một nội dung. Cột nầy do vợ chồng một người Ấn Độ xây tạ ơn Bà đã cho họ một đứa con hằng mong mỏi. Từ đó người ta đồn rằng đền Quốc Mẫu Vua Bà linh thiêng, là nơi cầu xin tình duyên và con cái. Hiện nay, với sự cúng hiến tiền của người hảo tâm, đền đang được xây dựng thêm, khang trang hơn.
     Phía sau đền Quốc Mẫu Vua Bà là Chùa Vàng. Nơi đây có một khoảng sân rộng, nơi trang trọng đặt rất nhiều pho tượng phật đá trắng. Mỗi vị đứng hoặc tọa thiền trong một tư thế khác nhau, vị vui vẻ hiền từ, vị trầm tư ưu sầu cho nhân loại… 

     
       Từ đây có một cầu thang dài 121 bậc đá xanh, hai hàng tay vịn cũng bằng đá xanh chạm khắc hoa văn đẹp mắt dẫn lên. Bốn góc chùa là bốn mái hình đao cong vút, được xây mới vào năm 2010. Đáng chú ý là pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng cả tấn, đội mão dát vàng, tĩnh tọa trên đài sen bằng bạc. Do khúc xạ của ánh sáng nên khách hành hương thấy tượng phật lúc màu vàng, khi màu tím, rồi màu xanh thẫm… 

       Du lịch Tam Đảo

       Quả thực nếu hành hương về Tam Đảo với chốn tâm linh kỳ diệu mà chúng ta không có đôi chút khám phá thiên nhiên, cảnh vật kỳ vĩ nơi đây thì thật là đáng tiếc. 


        Nơi đây có nhà thờ cổ Tam Đảo bằng đá từ thời Pháp hết sức cổ kính mang dáng kiến trúc Gothic nổi tiếng;


        Nơi đây, còn có Thác Bạc mộng mơ luôn tung bọt trắng xóa; tháp truyền hình chót vót trên đỉnh Thiên Thị.



EmoticonEmoticon