Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Sự tích đền Ghềnh Gia Lâm

        Đền Ghềnh Gia Lâm được gắn với số phân bi thương của Công Chúa Ngọc Hân - Một phụ nữ nổi tiếng là xinh đẹp, đủ tài xuất chúng về Cầm kỳ, thi họa.  Bất chấp sắc lệnh cấm thờ phụng của nhà Nguyễn, hơn 200 năm nay nhân dân đã bí mật thờ Công Chúa tại đền này dưới danh nghĩa Mẫu Thoải.


       Công Chúa Ngọc Hân là con gái của Vua Lê Hiển Tông. Nàng từ nhỏ đã nổi tiếng xinh đẹp và đủ tài cầm kỳ thi họa. Công chúa được coi là một nữ thi sĩ tài sắc của nền văn chương cổ Việt Nam. Năm 16 tuổi (năm 1786), nàng được vua cha gả cho Thủ lĩnh Nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ. Ba năm sau, Công chúa được Quang Trung phong Bắc Cung Hoàng Hậu. Sáu năm sau, Quang Trung đột ngột ra đi trong nước mắt xót thương khóc chồng của bà. Thời gian này bà đã để lại cho đời hai áng văn bất hủ làm lay động mọi con tim: Văn tế Quang Trung và Ai Tư Vãn.
       Có tài liệu cho rằng năm 1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân đã lùng bắt và giết bà và hai con. Có tài liệu cho rằng bà mất vị khóc thương chồng quá nhiều. Sau đó ít lâu hai con cũng mất. 
       Năm 1804, Mẫu thân Nguyễn Thị Huyền đã lặn lội vào Phú Xuân, bí mật đưa hài cốt Ngọc hân và hai cháu về an táng tại Ninh Hiệp, Gia Lâm và lập miếu thờ tại đó.
       Tuy nhiên, do thâm thù của nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn nên việc lập miếu thờ vợ Quang Trung là trọng tội. Nhà Nguyễn đã quật mò mẹ con bà và đổ hài cốt xuống sông Hồng ở làng Ái Mộ. Thương xót một bậc tài hoa bạc mệnh, người dân Ái Mộ đã lập đền ngay bên dòng sông nơi hài cốt của bà và hai con bị đổ bỏ. Do vì bị cấm đoán nhân dân đã bí mật thờ bà với cái vỏ thờ Mẫu Thoải.


       Trong cung còn lưu đôi câu đối ca ngợi Lê Ngọc Hân:
                  Sơn nhạc chung linh, Lê thị chí kim lưu tự điển
                  Phong vân trường lộ, Nhĩ Hà dĩ bắc ngật sùng từ
         Dịch nghĩa: 
                   Núi Nhạc linh thiêng, gương bà họ Lê truyền ghi sử sách.
                   Sóng gió lặng yên, đền dựng to cao đẹp bến sông Hồng.
       Trải bao phen binh lửa, can qua, đền Ghềnh vẫn được con cháu cụ Ðặng Thị Bản trông nom và dân làng gìn giữ đến ngày nay.

       Như vậy, Đền Ghềnh thực chất là nơi thờ Công Chúa Ngọc Hân - vợ Vua Quang Trung - Một người phụ nữ xinh đẹp, đủ tài, đa trí, cầm kỳ thi họa và mẹ và hai con của Bà.


EmoticonEmoticon