Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4 km. Đền Mẫu Đồng Đăng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Đền còn gọi là "Đồng Đăng Linh Từ". Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử.Cổng Đền Mẫu Đồng Đăng
Nơi đây, theo tương truyền là nơi gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, sau khi ông đi sứ Trung Quốc về.
Không gian thờ của Đền Mẫu Đồng Đăng
Đến đền Mẫu Đồng Đăng, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính và linh thiêng này, mà còn là cơ hội để du khách tách mình ra khỏi phố xá ồn ào, cuộc sống bon chen để tận hưởng những giây phút thư thái, thoải mái. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hòa lẫn sự hùng vĩ nơi đây cũng sẽ đem cho du khách những cảm nhận tuyệt vời và ấn tượng khó phai.
Mặt trước Đền Mẫu Đồng Đăng |
Đền Mẫu Đồng Đăng có một Tam Quan vào hạng Tam Quan đẹp và hoành trang nhất các đền phủ ở Việt Nam. Đền Mẫu Đồng Đăng gồm có 5 gian thờ chính:
- Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm.
- Kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ;
- Tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín;
- Gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục;
- Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….
Thần tích về Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.
Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ đầu xuân |
Tục truyền rằng Liễu Hạnh khi giáng sinh lần thứ hai ở đất Phủ Dày, làm con ông bà Lê Thái Công và Trần Thị Phúc, có tên là Lê Giáng Tiên. Lê Giáng Tiên kết duyên với Trần Đào Lang và có hai con. Năm 1577, Giáng Tiên hóa, khi 21 tuổi.
Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.
Ngôi đền mẫu Đồng Đăng nhìn từ Tam Quan |
Trong những dịp hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng. Đến Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gẩy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật.
Một cung thờ Tại Đền Mẫu Đồng Đăng |
Theo “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính thì Tiên Chúa Liễu Hạnh vân du đến miền xứ Lạng. Lúc Phùng Khắc Khoan đi sứ từ Trung quốc về đến Lạng Sơn ông thấy một cô gái xinh đẹp ngồi dưới ba cây thông trước sân chùa, vừa đàn vừa hát. Ông bèn lên tiếng ghẹo:
Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử".
Người con gái nghe vậy, đối ngay:
"Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân".
Phùng Khắc Khoan hết sức kinh ngạc vì không biết tại sao nàng lại biết mình đi xứ về, bèn ra vế đối tiếp:
Sơn nhân bàng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ tâm phàm.
Có nghĩa: Cô sơn nữ ngồi ở ghế, phải chăng là tiên nữ giáng trần.
Cô gái đáp ngay:
Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng.
Có nghĩa: Ông nhà văn chít khăn dài, đích thị học sinh nhòm trướng.
Phùng Khắc Khoan vô cùng khâm phục cô gái. Ông cúi đầu làm lễ, lúc ngẩng đầu thì cô gái đã lẩn mất. Chỉ thấy trên thân cây gỗ viết bốn chữ: "Mão khẩu công chúa" và kế bên tấm biển cũng có bốn chữ: "Băng mã dĩ tẩu". Phùng Khắc Khoan giật mình mới biết đó là Liễu Hạnh Công Chúa và có ý dặn Phùng Khắc Khoan phải tu sửa lại ngôi chùa.
Tam Quan nhìn từ trong đền nhìn ra |
Đền Mẫu Đồng Đăng có sự tích là như thế. Phung Khắc Khoan còn gặp lại Liễu Hạnh Công chúa lần thứ hai ở Tây Hồ. Phủ Tây Hồ hiện nay là nơi Phùng Khắc Khoan gặp gỡ Thánh Mẫu.
Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng
Hàng năm, lễ hội Đền Đồng Đăng vào ngày mùng 10 tháng giêng. Trước đây, lễ hội này còn gọi là lễ hội Lồng Tồng tức lễ hội xuống đồng của ba con vùng xứ Lạng.Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ hội |
EmoticonEmoticon